Tiêu chuẩn KNX là gì?
Tiêu chuẩn KNX được phát triển dựa trên nền ba tiêu chuẩn, bao gồm: European Home Systems Protocol (EHS), BatiBus, European Installation Bus (EIB), từ đó trở thành một tiêu chuẩn quốc tế ISO/ IEC 14543-3 và tiêu chuẩn châu Âu (CENELEC EN 50090/ CEN EN 13321-1) dành cho hệ thống quản lý, điều khiển tòa nhà thông minh. Công nghệ chuẩn quốc tế KNX/ EIB hiện nay đã có 500 hãng sản xuất thiết bị đạt chuẩn, 95.000 chuyên gia tại 190 quốc gia trên khắp thế giới được cấp chứng chỉ.
Nguyên lý hoạt động của tiêu chuẩn KNX
KNX được xây dựng dựa trên nền tảng của công nghệ truyền dẫn BUS. Tất cả các thiết bị vật lý trong hệ thống KNX sẽ có chung một phương thức truyền dẫn và chúng trao đổi dữ liệu thông qua bus chung này. Đặc biệt, việc truy cập bus này được quy định rõ ràng bằng phương thức truy cập “bus access”.
Công nghệ được sử dụng trong hệ thống KNX là cấu trúc điều khiển phân tán. Mỗi thiết bị trong hệ thống đều có bộ vi xử lý riêng, được lựa chọn chuyên dụng cho từng chức năng cụ thể như điều khiển hệ thống ánh sáng, điều khiển rèm cửa… Nếu như với tiêu chuẩn nhà thông minh khác, hệ thống cần có thiết bị điều khiển trung tâm thì hệ thống KNX không nhất thiết như vậy, bởi lẽ mỗi thiết bị đều được thông minh hóa và tự vận hành theo cách thức của KNX. Với việc sử dụng cấu trục điều khiển phân tán, khi một thiết bị lỗi, các thiết bị khác vẫn có thể hoạt động bình thường, do cấu hình được thực hiện riêng lẻ, chỉ những ứng dụng phụ thuộc vào thiết bị lỗi mới bị gián đoạn hoạt động.
Trong hệ thống KNX có 3 loại thiết bị chính, bao gồm:
- Thiết bị đầu vào (sensors): đây là thiết bị phát hiện các lệnh/ hành động trong ngôi nhà, tòa nhà. Các lệnh/ hành động được nhắc đến có thể là ứng dụng trên thiết bị di động, phím bấm thông minh, cảm biến hồng ngoại, bảng điều khiển cảm ứng… hoặc là khi ai đó di chuyển, ai đó ấn nút, nhiệt độ tăng/ giảm so với giá trị được thiết lập trên hệ thống… Những hành động này sẽ được sensors chuyển đổi thành các telegrams và gửi chúng theo đường truyền dẫn bus.
- Thiết bị đầu ra (actuators): là các thiết bị tiếp nhận các telegrams và chuyển đổi các lệnh được thiết lập sẵn trong hệ thống thành hành động. Thông thường, actuators thường là bộ điều khiển switches, dimmer, heating…
- Thiết bị hệ thống (system devices): là các thiết bị cung cấp nguồn, giao diện lập trình, điều khiển logic…
Sơ đồ nhà thông minh hoạt động theo công nghệ phân tán đạt chuẩn KNX
Lập trình trong hệ thống KNX như thế nào?
Trong hệ thống KNX có hai chế độ lập trình, bao gồm:
- Chế độ S (System - Mode): là chế độ hệ thống được sử dụng để cấu hình, lập trình và vận hành hầu hết các thiết bị KNX. Chế độ này sử dụng phần mềm ETS chạy trên PC và hệ điều hành Windows.
- Chế độ E (Easy - Mode): gọi là chế độ đơn giản. Chế độ này không dùng phần mềm hay máy tính để cấu hình và lập trình cho các thiết bị KNX mà sử dụng nút bấm hay thiết bị di động. Chế độ này phù hợp với các hệ thống KNX có mô hình nhỏ như nhà thông minh, căn hộ thông minh…
Nhà thông minh theo tiêu chuẩn KNX
Nhà thông minh theo tiêu chuẩn KNX là ngôi nhà được lắp đặt hệ thống điện thông minh, sử dụng công nghệ phân tán theo tiêu chuẩn KNX đồng thời sử dụng các thiết bị điều khiển của các nhà sản xuất trong hệ thống KNX như Siemens, Vimar, Carlo Gavazzi, Zennio…
Lắp đặt nhà thông minh đạt chuẩn KNX, gia chủ sẽ nhận được nhiều lợi ích khác nhau:
- An toàn cao nhất cho người sử dụng điện: trong hệ thống nhà thông minh KNX thường sử dụng dây cáp EIB có nguồn cấp điện là điện một chiều DC 24V - đây là điện áp an toàn, không nguy hiểm (SELV) theo tiêu chuẩn của châu Âu. Từ đó chủ nhà có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn cho các thành viên, đặc biệt là đối với gia đình có trẻ nhỏ.
- Mở rộng và phát triển các chức năng với chi phí thấp nhất: khách hàng dễ dàng kiểm soát chi phí phát sinh khi muốn thay đổi hoặc nâng cấp hệ thống. Đồng thời, việc thay đổi các tính năng điều khiển của các thiết bị có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào mà không cần tốn thêm chi phí đi dây hay mua thêm phím bấm.
- Không phụ thuộc, không lỗi thời khi công nghệ phát triển: mọi công nghệ mới đều được cập nhật và tích hợp với chi phí cực thấp và hiệu quả đầu tư cao. Đặc biệt, sử dụng công nghệ của KNX, khách hàng sẽ thoải mái lựa chọn thiết bị mà không bị phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào.
- Kịch bản không giới hạn và thoải mái tùy chỉnh theo ý muốn của khách hàng: khách hàng có thể tạo ra không giới hạn các kịch bản bằng cách điều khiển và phối hợp các tính năng với nhau tùy theo từng ngữ cảnh sinh hoạt, làm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của từng thành viên trong gia đình.
- Ổn định với độ tin cậy cao: các thiết bị được sản xuất tại châu Âu đồng thời được kiểm tra, kiểm soát với những tiêu chuẩn khắt khe trước khi xuất xưởng. Đặc biệt, các thiết bị còn được nhiệt đới hóa, phù hợp với mọi loại khí hậu và thời tiết, trong đó có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa khắc nghiệt tại Việt Nam.
- Kiểu dáng đa dạng, mẫu mã phong phú: các loại phím bấm thông minh được thiết kế sang trọng, tinh xảo với nhiều sự lựa chọn, phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau.
Nhà thông minh theo tiêu chuẩn KNX hoạt động ổn định đồng thời đảm bảo an toàn, tiết kiệm năng lượng cho người dùng
Tìm hiểu thêm về Nhà thông minh Gamma Tech đạt tiêu chuẩn KNX:
- Văn phòng làm việc: Tầng 4, Tòa nhà N01-T5 đường Hoàng Minh Thảo, khu đoàn ngoại giao, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Showroom Hà Nội: Tầng 26, Tòa nhà N01-T8 khu đoàn ngoại giao, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 0977.34.5151
- Website: https://gammatech.com.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/NhaThongMinhGammaTech
- Pinterest: https://www.pinterest.com/Gammatechsmarthome/